Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH không chỉ là sự thay đổi tỷ lệ sở hữu mà còn kéo theo việc chuyển giao đầy đủ quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty. Đây là thủ tục pháp lý quan trọng, đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ chặt chẽ quy định hiện hành.
Trong bài viết hôm nay ở dưới đây Công Ty TNHH Dịch Vụ Công Quốc Gia sẽ giới thiệu chi tiết mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp mới nhất, giúp quý doanh nghiệp thực hiện giao dịch an toàn, minh bạch và đúng luật.
Khi nào cần lập hợp đồng chuyển nhượng vốn góp?
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp được lập trong các trường hợp sau:
- Khi thành viên công ty muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, bao gồm cả chuyển nhượng cho các thành viên còn lại hoặc cho tổ chức, cá nhân bên ngoài.
- Khi thành viên không đồng ý với nghị quyết hoặc quyết định quan trọng của Hội đồng thành viên (ví dụ: sửa đổi điều lệ, tổ chức lại công ty) và yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
Hợp đồng này là căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu phần vốn góp của bên nhận chuyển nhượng, đồng thời làm thủ tục thay đổi thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH mới nhất (cập nhật 2025)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP
(Số: ………/HĐCNV/………)
Hôm nay, ngày ….tháng ……năm ……….., tại trụ sở CÔNG TY ………………………………., địa chỉ …………………………………………………….. chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (bên bán):
Ông/Bà …
CCCD số: … Cấp ngày: … Nơi cấp: …
Nơi đăng ký HKTT: …
Bên nhận chuyển nhượng (bên mua):
Ông/Bà …
CCCD số: … Cấp ngày: … Nơi cấp: …
Nơi đăng ký HKTT: …
Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp với các thỏa thuận sau:
Điều 1: Trong thời gian qua Ông … (Bên bán) có góp vốn vào Công Ty ………………………………………. là ……………. (…………. đồng) với tỷ lệ giá trị phần góp vốn …% vốn điều lệ công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số …, do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư … cấp ngày …
Điều 2: Hai bên cùng thỏa thuận chuyển nhượng phần góp vốn nói trên như sau:
Ông … đồng ý chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Bà …với giá là … đồng (… đồng) với tỷ lệ giá trị phần góp vốn …% vốn điều lệ
Việc giao nhận số vốn nêu trên do hai bên tự thực hiện ngay tại thời điểm ký hợp đồng trước sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều 3:
1/ Hai bên có nghĩa vụ thực hiện các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp để Công Ty …………………………………………….. hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2/ Bên mua có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của bên bán với tư cách là một thành viên góp vốn của Công Ty …………………………………….. kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp.
Điều 4: Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng vốn, mọi sự tranh chấp phát sinh nếu có, hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Công Ty …………………………………………., cơ quan đăng ký kinh doanh không có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có.
Điều 5: Hai bên cùng cam kết những thông tin về nhân thân, phần vốn chuyển nhượng đã ghi trên hợp đồng là đúng sự thật. Phần vốn góp chuyển nhượng không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc. Bên B đã xem xét kỹ, biết rõ về phần vốn góp nhận chuyển nhượng nêu trên và giấy tờ pháp lý liên quan. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 6: Hai bên đã đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng trước khi ký tên vào hợp đồng. Đại diện pháp luật của công ty chỉ ký tên xác nhận khi việc hai bên đã hoàn tất việc chuyển nhượng theo nội dung hợp đồng.
Điều 7: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký tên và được lập thành năm bản có giá trị như nhau, Ông … giữ 01 bản, Bà … giữ 01 bản, 01 bản lưu lại công ty, 01 bản nộp Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế họach và Đầu tư.
Bên bán Ký tên và ghi rõ họ tên (Đã nhận đủ … ……………..đồng) |
Bên mua (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của đại diện theo pháp luật của công ty
(Ngày……. tháng …… năm ………… các bên đã hoàn tất việc chuyển nhượng theo Hợp đồng)
(ký tên, ghi rõ họ tên và chức vụ người đại diện pháp luật, đóng dấu công ty )
Tải về: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH
Lưu ý quan trọng khi lập hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, các bên cần đặc biệt lưu ý những điểm quan trọng sau để đảm bảo tính pháp lý, tránh tranh chấp và bảo vệ quyền lợi:
- Kiểm tra chính xác thông tin các bên và phần vốn góp: Đảm bảo thông tin về cá nhân hoặc tổ chức (họ tên, địa chỉ, giấy tờ tùy thân hoặc đăng ký kinh doanh), cũng như phần vốn góp được chuyển nhượng (giá trị, tỷ lệ phần vốn) là chính xác, đầy đủ và thống nhất với hồ sơ công ty.
- Thỏa thuận rõ ràng về giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán: Ghi chi tiết giá bán phần vốn góp, cách thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt), thời hạn thanh toán và các điều kiện kèm theo tránh phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ tài chính sau này.
- Đảm bảo hợp đồng phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành: Hợp đồng phải được lập thành văn bản có thể được công chứng hoặc chứng thực (theo quy định nội bộ công ty hoặc pháp luật), đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Ngoài ra để tránh rủi ro các bên nên nhờ luật sư tư vấn, rà soát nội dung hợp đồng trước khi ký. Việc này giúp đảm bảo tính chặt chẽ, hạn chế sai sót và bảo vệ quyền lợi trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Hy vọng những thông tin và mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH mới nhất này đã giúp bạn nắm rõ quy trình. Để đảm bảo mọi thủ tục diễn ra suôn sẻ và đúng pháp luật, đừng ngần ngại liên hệ ngay hotline 0902251359 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết và kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!