Quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất từ 2025

Giải thể doanh nghiệp cần những hồ sơ gì? Thủ tục giải thể doanh nghiệp được tiến hành như thế nào? Để đảm bảo quá trình giải thể thực hiện theo đúng quy định pháp luật, Công ty TNHH Dịch Vụ Công Quốc Gia sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp hay giải thể công ty là quá trình doanh nghiệp đó kết thúc mọi hoạt động kinh doanh và sự tồn tại khi công ty không còn khả năng, hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động. Quy trình này yêu cầu chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt hợp đồng liên quan đến tư cách pháp nhân và các quyền lợi, nghĩa vụ của công ty.

giai-the-doanh-nghiep
Giải thể doanh nghiệp là gì?

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giải thể

Theo khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể bị giải thể trong một số trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không ổn định, thua lỗ kéo dài. Nếu tình trạng này kéo dài không thể tiếp tục duy trì hoạt động công ty, chủ công ty sẽ lựa chọn giải thể bằng việc ban hành quyết định.
  • Trường hợp 2: Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020. Việc thu hồi này đồng nghĩa là Nhà nước không còn công nhận tư cách pháp lý của công ty, doanh nghiệp đó nữa.
  • Trường hợp 3: Hoạt động của công ty kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ công ty và không có quyết định gia hạn.
  • Trường hợp 4: Doanh nghiệp không đáp ứng đủ số lượng thành viên tối thiểu theo trong thời hạn 06 tháng liên tục. Sau đó, doanh nghiệp không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Theo đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp chỉ được tiến hành giải thể khi đảm bảo đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài hoà giải.

thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giải thể

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể công ty bao gồm các thành phần sau đây (Tuỳ vào từng loại hình công ty chủ doanh nghiệp sẽ chuẩn bị giấy tờ phù hợp):

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp, danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (Bao gồm thanh toán hết các khoản nợ thuế, nợ tiền bảo hiểm, người lao động sau khi quyết định giải thể).
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên; Quyết định và biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Bản sao); Quyết định và biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh (Bản sao).
  • Con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp cần nộp kèm theo: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể bị giải thể theo hai trường hợp là tự nguyện và bắt buộc. Dưới đây là thủ tục giải thể công ty cụ thể như sau:

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện

  • Bước 1: Doanh nghiệp tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định bao gồm nội dung: Tên, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp; Lý do giải thể; Thời hạn và thủ tục thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ; Phương án xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; Họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
  • Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến các cơ quan nhà nước và các đối tượng: Tổng cục hải quan; Thủ tục giải the công ty với cơ quan thuế; Cơ quan đăng ký kinh doanh và Người lao động trong doanh nghiệp.
  • Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh lý các khoản nợ của doanh nghiệp theo thứ tự: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc và các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật; Nợ thuế; Các khoản nợ khác.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ.
  • Bước 5: Cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-tu-nguyen
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Thủ tục giải thể doanh nghiệp bắt buộc

  • Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ra quyết định ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.
  • Bước 2: Doanh nghiệp ra quyết định giải thể và gửi quyết định đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động và thực hiện công khai quyết định.
  • Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ theo thứ tự như tại thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể.
  • Bước 5: Cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp được cập nhất mới nhất hiện nay. Trong quá trình làm thủ tục, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn sớm nhất nhé.

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?