Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp/ công ty cần thực hiện khi muốn tạm dừng việc buôn bán của mình. Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh không quá khó nhưng bạn cần phải nắm chắc các vấn đề pháp lý để đảm bảo quy trình được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi. Bài viết này Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia sẽ hướng dẫn thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp cần làm.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngưng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định vì một số lý do khác nhau. Các lý do này thường có thể là khó khăn về tài chính, tạm dừng để sửa chữa, nâng cấp hoặc tái tổ chức, tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,…
Khi tạm ngừng kinh doanh, chủ doanh nghiệp cũng phải tiến hành làm hồ sơ, thủ tục tạm ngừng hoạt động công ty thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn kết thúc việc tạm ngừng. Việc này cần được thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời điểm tạm ngưng ít nhất 15 ngày.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Tuỳ vào loại hình kinh doanh cả doanh nghiệp mà các thành phần trong hồ sơ nộp thủ tục tạm ngưng công ty sẽ khác nhau. Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây:
Hồ sơ | Công ty tư nhân | Công ty TNHH 1 thành viên | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | Công ty cổ phần |
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh | x | x | x | x |
CCCD/ CMND/ Hộ chiếu người thực hiện thủ tục (Bản sao) | x | x | x | x |
Biên bản họp hội đồng thành viên/ HĐQT tạm ngừng kinh doanh | x | x | ||
Quyết định của chủ sở hữu tạm ngừng kinh doanh | x | |||
Quyết định của hội đồng thành viên/ HĐQT tạm ngừng kinh doanh | x | x | ||
Giấy uỷ quyền (nếu có) | x | x | x | x |
Thủ tục đăng ký tạm ngưng kinh doanh
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục đăng ký tạm ngưng kinh doanh được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
- Trường hợp doanh nghiệp/ chi nhánh/ văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, người nộp hồ sơ cần gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp/ chi nhánh/ văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh đã đăng ký trước khi tạm ngừng chậm nhất 03 ngày.
- Trường hợp doanh nghiệp/ chi nhánh/ văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn thông báo ban đầu phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
- Trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và HĐQT đối với công ty cổ phần quyết định tạm ngừng kinh doanh phải có kèm theo trong hồ sơ thông báo có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp Hội đồng thành viên.
- Trường hợp là công ty TNHH 1 thành viên, thông báo tạm ngừng kinh doanh cần có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền là phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả trong 03 ngày làm việc như sau:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định và đáp ứng các yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo sửa đổi, bổ sung văn bản. Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành sửa đổi, bổ sung đầy đủ theo yêu cầu và thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp.
Bước 3: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/ công ty chính thức tạm ngừng
Sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Tất cả hoạt động sau này đều phải dừng lại và doanh nghiệp sẽ được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng. Mặt khác, doanh nghiệp có thể hoạt động sớm trở lại khi chưa hết hạn tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh với cơ quan thuế được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp lập đơn đề nghị tạm ngừng kinh doanh và gửi cho cơ quan thuế tại địa phương, nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
- Bước 2: Doanh nghiệp nộp các giấy tờ liên quan như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ xác nhận thuế, báo cáo tài chính,… cho cơ quan.
- Bước 3: Sau khi nhận được đơn đề nghị tạm ngừng kinh doanh và tiếp nhận đầy đủ các giấy tờ liên quan, cơ quan thuế tiến hành xử lý trong vòng 10 ngày làm việc. Nếu thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định tạm ngừng kinh doanh.
- Bước 4: Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với những hoạt động kinh doanh đã thực hiện trước đó.
- Bước 5: Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin khôi phục hoạt động kinh doanh và nộp các giấy tờ liên quan đến thuế để được xét duyệt nếu muốn khôi phục hoạt động kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung về hồ sơ, thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qa hotline để được tư vấn và hỗ trợ.