Các loại thị thực Việt Nam và cách lựa chọn phù hợp

Thị thực Việt Nam có nhiều loại khác nhau phù hợp với từng mục đích nhập cảnh như du lịch, công tác, đầu tư hay thăm thân,… Việc lựa chọn đúng loại thị thực không chỉ giúp người nước ngoài thuận tiện trong quá trình lưu trú mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Công Ty TNHH Dịch Vụ Công Quốc Gia hôm nay sẽ cung cấp đến bạn các loại thị thực của Việt Nam hiện nay.

Thị thực là gì?

Thị thực (Visa) là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho người nước ngoài. Giấy phép này cho phép họ được nhập cảnh, lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định và theo mục đích cụ thể như du lịch, công tác, thăm thân, học tập,…

Theo đó, khi người nước ngoài có kế hoạch nhập cảnh vào Việt Nam thì cần phải có visa cùng các giấy tờ khác theo quy định. Trừ những trường hợp được miễn visa theo quy định cụ thể sẽ không phải làm giấy tờ này.

cac-loai-thi-thuc-Viet-Nam-1
Thị thực (Visa) là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho người nước ngoài.

Các loại thị thực Việt Nam

cac-loai-thi-thuc-Viet-Nam
Các loại thị thực Việt Nam

Dưới đây là tổng hợp các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam với ký hiệu và thời hạn khác nhau.

Loại thị thực Chi tiết Thời hạn
LV1, LV2 Cung cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc TW. Tối đa 12 tháng
NG1, NG4 Cấp cho người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao. Tối đa 12 tháng
DN1, DN2 Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam. Tối đa 12 tháng
ĐT1, ĐT4 Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để đầu tư. Tối đa 5 năm
LS Cấp cho luật sư người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Tối đa 5 năm
NN1, NN2 Cấp cho người nước ngoài đứng đầu VPĐD, chi nhánh hoặc dự án của tổ chức/ người nước ngoài tại Việt Nam. Tối đa 12 tháng
NN3 Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài,  VPĐD, chi nhánh hoặc dự án của tổ chức/ người nước ngoài tại Việt Nam. Tối đa 12 tháng
HN Cấp cho người nước ngoài vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam. Tối đa 3 tháng
DH Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để học tập hoặc thực tập Tối đa 12 tháng
PV1 Cấp cho phóng viên, báo chí người nước ngoài thường trú tại Việt Nam Tối đa 12 tháng
PV2 Cấp cho phóng viên, báo chí người nước ngoài làm việc ngắn hạn ở Việt Nam Tối đa 12 tháng
DL Cấp cho khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam để tham quan, du lịch Tối đa 3 tháng
LĐ1, LĐ2 Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để lao động Tối đa 2 năm
TT Cấp cho người nước ngoài là vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi được cấp visa có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ; hoặc người nước ngoài là thân nhân của công dân Việt Nam Tối đa 12 tháng
VR Cấp cho người người ngoài vào Việt Nam thăm thân hoặc với mục đích khác Tối đa 6 tháng

Phân loại thị thực theo mục đích nhập cảnh

Việc phân loại thị thực nhập cảnh vào Việt Nam vừa giúp cơ quan chức năng của Việt Nam dễ dàng quản lý các đối tượng xuất nhập cảnh vào Việt Nam, đồng thời vừa giúp người nước ngoài có thể chọn lựa được loại visa phù hợp với mục đích của mình.

Thị thực du lịch Việt Nam

cac-loai-thi-thuc-Viet-Nam-2
Thị thực du lịch Việt Nam

Visa du lịch Việt Nam (DL) được cấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích tham quan, du lịch. Thời hạn của visa từ 1 – 3 tháng và du khách hoàn toàn có thể gia hạn thêm.

Tuy nhiên, visa sẽ không cho phép người nước ngoài thực hiện công việc hoặc lao động. Nếu vi phạm quy định có thể sẽ bị trục xuất hoặc cấm nhập cảnh trở lại. Hiện nay, bạn có thể xin visa du lịch theo 02 cách đó là:

  • E-visa: Đây là cách xin visa đơn giản và được áp dụng với công dân của tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • Visa on arrival – VOA: Đây là visa xin tại sân bay áp dụng trong trường hợp khẩn cấp dành cho du khách.

Thị thực công tác Việt Nam

Visa công tác (DN) là visa dành cho những người nước ngoài đến Việt Nam để làm việc, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp tại đây. Thời hạn visa thường từ 1 – 12 tháng. Hiện visa công tác được chia thành hai loại nhỏ là DN1 và DN2 như đã chia sẻ tại Mục 1 của bài viết.

Người nước ngoài hoàn toàn có thể xin visa công tác tại Việt Nam theo hai hình thức là Visa on arrival – VOA hoặc E-visa.

cac-loai-thi-thuc-Viet-Nam-1
Thị thực công tác Việt Nam

Thị thực thăm thân Việt Nam

Visa thăm thân (TT) là visa được cấp cho người nước ngoài với mục đích thăm thân nhân tại Việt Nam. Những ai có gia đình hoặc người thân là công dân Việt Nam; hoặc người nước ngoài đang có visa dài hạn tại Việt nam nên lựa chọn loại visa này. Đặc biệt, đối với visa thăm thân, người nước ngoài có thể xin gia hạn nếu cần thiết sau khi nhập cảnh.

cac-loai-thi-thuc-Viet-Nam-3
Thị thực thăm thân Việt Nam

Thị thực điện tử Việt Nam

Visa điện tử (E-visa) là loại visa được cấp theo hình thức trực tuyến cho công dân nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam. E-visa có thời hạn 90 ngày và cho phép người nước ngoài nhập cảnh không giới hạn số lần. Toàn bộ quá trình đăng ký và nhận visa đều được thực hiện online rất thuận tiện cho người xin visa.

Phân loại thị thực theo số lần nhập cảnh

Ngoài việc phân loại thị thực theo mục đích, các loại visa còn được phân loại theo số lần nhập cảnh một hay nhiều lần. Cụ thể như sau:

  • Visa nhập cảnh một lần: Visa này cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam một lần duy nhất trong thời gian visa còn hiệu lực như: Visa nhập cảnh 1 lần trong 1 tháng hoặc visa nhập cảnh 1 lần trong 3 tháng.
  • Visa nhập cảnh nhiều lần: Visa này cho phép người nước ngoài có thể nhập cảnh và xuất cảnh khỏi Việt Nam nhiều lần trong thời gian visa còn hiệu lực như: Visa nhập cảnh nhiều lần trong 2 tháng, trong 3 tháng, trong 6 tháng hoặc visa nhập cảnh nhiều lần trong 1 năm.

Việc lựa chọn đúng loại thị thực Việt Nam phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh, thời gian, lưu trú và yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Để đảm bảo quá trình xin visa diễn ra suôn sẻ, hãy tìm hiểu kỹ các quy định hiện hành hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn uy tín.

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?