Quy trình và thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh từ 2025

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với những người không có chuyên môn trong vấn đề này cũng sẽ gặp nhiều khúc mắc khá đau đầu. Vì thế, để làm rõ hơn về quy trình thành lập địa điểm kinh doanh, Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia sẽ hướng dẫn bạn chi tiết và những lưu ý quan trọng qua bài viết dưới đây.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Dựa theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ. Như vậy, địa điểm kinh doanh chính là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Đây là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

dang-ki-dia-diem-kinh-doanh
Địa điểm kinh doanh là gì?

Điều kiện đăng ký địa điểm kinh doanh

Trước khi đăng ký địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng các quy định về địa điểm kinh doanh sau đây, đây cũng chính là điều kiện để đảm bảo các yếu tố về mặt pháp lý.

Điều kiện đặt tên địa điểm kinh doanh

Cách đặt tên địa điểm kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Tên của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được đặt tên bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên địa điểm kinh doanh cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Phần tên riêng không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn với trụ sở của địa điểm kinh doanh đó.

Điều kiện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh

Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh về nơi đặt địa điểm, cần đáp ứng 02 yêu cầu sau:

  • Địa điểm kinh doanh có thể đăng ký ở ngoại địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/ thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
  • Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh có thể đặt ở tỉnh/ thành phố cùng hoặc khác với trụ sở chính của doanh nghiệp đó.

Ngoài ra ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ. Trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

dia diem kinh doanh
Điều kiện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh

Điều kiện về người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

  • Đối với công dân Việt Nam đảm bảo thẻ CCCD/ CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài cần đảm bảo hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực.

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm các thành phần sau đây:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của công ty mẹ (Bản sao).
  • CCCD/ CMND hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (Bản sao).
  • Giấy uỷ quyền trong trường hợp cá nhân khác thay chủ doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép địa điểm kinh doanh.
  • CCCD/ CMND hoặc Hộ chiếu của người được uỷ quyền (Bản sao).

 

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Hiện nay, thủ tục đóng địa điểm kinh doanh có thể thực hiện theo 02 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Cụ thể quy trình các bước như sau:

thu-tuc-dang-ky-dia-diem-kinh-doanh
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh trực tiếp

  • Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo lập địa điểm kinh doanh và hồ sơ đầy đủ đến Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD) nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Bước 2: Phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ, xem xét và xử lý. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cấp giấy đăng ký địa điểm kinh doanh và cập nhật địa điểm kinh doanh trong cơ sở dữ liệu quốc gia trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Ngược lại, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phía cơ quan sẽ thông báo đến doanh nghiệp để thực hiện sửa đổi, bổ sung.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh online

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản trên hệ thống của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chọn phương thức nộp hồ sơ: Bạn có thể chọn nộp bằng Chữ ký số công cộng hoặc bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Bước 3: Chọn loại hình đăng ký trực tuyến: Thành lập mới doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc.
  • Bước 4: Chọn loại hình: Đăng ký địa điểm kinh doanh và nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên hệ thống.
  • Bước 5: Chọn loại tài liệu: Scan và tải tài liệu đính kèm lên hệ thống.
  • Bước 6: Ký xác thực và hoàn tất việc thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh online.

Sau khi hoàn tất quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh, bạn cần kê khai và nộp thuế môn bài hàng năm. Ngoài ra, bạn cũng cần treo biển đúng quy định tại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?