Thủ tục hồ sơ và mẫu hợp đồng chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

Chủ hộ kinh doanh không có nhu cầu kinh doanh, kinh doanh không hiệu quả hoặc tặng cho, thừa kế phải tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục hồ sơ chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể mà Công ty TNHH Dịch Vụ Công Quốc Gia xin chia sẻ đến bạn.

Quy định về việc chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định trước đây tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh không được phép thay đổi chủ sở hữu, tức là không thể chuyển nhượng hộ kinh doanh (HKD) cho người khác. Khi đó, nếu muốn thay đổi chủ sở hữu, bạn cần chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cũ rồi thành lập hộ kinh doanh mới.

Tuy nhiên, theo Nghị định mới hiện nay là Nghị định 01/2021/NĐ-CP, pháp luật hiện hành đã cho phép thay đổi chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể thông qua hình thức:

  • Chuyển nhượng hoặc mua bán hộ kinh doanh;
  • Đem tặng cho hộ kinh doanh;
  • Thừa kế hộ kinh doanh.
quy-dinh-ve-chuyen-nhuong-HKDCT
Quy định về việc chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ chuyển nhượng hộ kinh doanh cần chuẩn bị các giấy tờ sau (Căn cứ theo Điều 90 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).

  • Thông báo về việc thay đổi chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể.
  • Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ pháp lý chứng minh việc hoàn tất mua bán trong trường hợp chủ HKD bán hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng tặng cho trong trường hợp chủ HKD tặng cho hộ kinh doanh.
  • Giấy tờ pháp lý xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu HKD mới trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu HKD theo hình thức thừa kế.
  • CMND/ CCCD/ Hộ chiếu còn thời hạn của chủ sở hữu hộ kinh doanh mới (Bản sao).

Lưu ý: Thông báo thay đổi chủ sở hữu hộ kinh doanh phải được ký xác nhận bởi chủ HKD cũ và chủ HKD mới. Trường hợp thay đổi do thừa thì chủ sở hữu HKD ký tên.

Thủ tục chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo các bước cụ thể dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thay đổi chủ sở hữu hộ kinh doanh đã đề cập ở trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp quận/huyện nơi cấp giấy phép kinh doanh; Hoặc để tiết kiệm thời gian đi lại, bạn có thể nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến qua trang dịch vụ công của UBND tỉnh/thành phố.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, phía cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký chủ HKD mới và bạn cần nộp lại giấy chứng nhận chủ HKD cũ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký hộ kinh doanh sẽ thông báo nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
mau-hop-dong-chuyen-nhuong-HKDCT
Thủ tục chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể

Điều kiện của chủ hộ kinh doanh cá thể mới

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh mới có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Ngoài ra, tại Khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập HKD nêu rõ:

“2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Như vậy, chủ hộ kinh doanh mới phải đáp ứng những điều kiện:

  • Không được là chủ hộ kinh doanh nào trên phạm vi cả nước;
  • Chủ hộ kinh doanh mới không phải là chủ của doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ hộ kinh doanh mới không phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh cũ và mới

nghia-vu-cua-chu-HKD-cu-va-moi
Nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh cũ và mới

Sau khi đã chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể thành công, chủ hộ kinh doanh mới và cũ cần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dưới đây.

Chủ hộ kinh doanh cũ:

  • Trước thời điểm chuyển giao hộ kinh doanh, chủ HKD cũ đảm bảo vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của HKD mới.
  • Trường hợp cả hai bên chủ HKD cũ và mới có các thỏa thuận khác, việc thực hiện nghĩa vụ được hai bên thực hiện theo thỏa thuận.

Chủ hộ kinh doanh mới:

  • Chủ HKD mới thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về thuế, tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Chủ HKD mới sẽ đại diện cho HKD với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và các nghĩa vụ liên quan nếu xảy ra tranh chấp trước Toà án, trọng tại.
  • Chủ HKD mới phải chịu các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh.
  • Chủ HKD có quyền thuê người khác để quản lý, điều hành các hoạt động của hộ. Tuy nhiên, người chủ vẫn là người chịu các nghĩa vụ về tài chính cũng như các nghĩa vụ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Chủ HKD mới cần thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng hộ kinh doanh

Bên cạnh những vấn đề cần có trong một bản hợp đồng như Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm làm hợp đồng, tên hợp đồng, thông tin cá nhân của bên A (chủ hộ kinh doanh cũ) và bên B (chủ hộ kinh doanh mới),… Bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau khi soạn hợp đồng:

  • Loại tài sản chuyển nhượng bao gồm gì và không bao gồm gì;
  • Thoả thuận về giá chuyển nhượng và thanh toán;
  • Hiện trạng tài sản và hoạt động kinh doanh để đưa vào các ràng buộc, cam đoan, đảm bảo đối với bên bán/ sang nhượng;
  • Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng được xem là thực hiện hoàn tất chuyển giao tài sản và nghĩa vụ thanh toán;
  • Mua bán/ sang nhượng hộ kinh doanh bao gồm chuyển giao, kế thừa các trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ với bên thứ ba. Trường hợp nếu có thì phạm vi chuyển giao, kế thừa là gì;
  • Nếu việc mua bán/ sang nhượng hộ kinh doanh không đúng những gì bên A đã hứa hẹn, cam kết thì bên B được quyền sử dụng các biện pháp nào đó để giải quyết tình huống;
  • Nhóm tài sản mua bán/ chuyển nhượng bao gồm: Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nội thất, hợp đồng thuê mặt bằng, tài sản thương mại nói chung, nghĩa vụ tài sản, quyền lợi, lợi ích, quyền thương mại,…;
  • Các điều khoản cần có trong mẫu hợp đồng chuyển nhượng: Thỏa thuận mua bán, giá cả và thanh toán, tên thương mại, tài sản trí tuệ, thời điểm chuyển giao, quyền sở hữu, điều kiện tiên quyết, cam đoan và đảm bảo, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, không liên đới, chấm dứt hợp đồng, quy định chung và giải quyết tranh chấp.

Trên đây là thủ tục, hồ sơ và hướng dẫn soạn mẫu hợp đồng chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể. Bạn có thể căn cứ vào các nội dung trên để làm thủ tục chuyển nhượng hộ HKD của mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn.

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?