Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không? Đây là điều được rất nhiều người quan tâm bởi họ có người thân là vợ/ chồng/ anh/ chị/ em là người ngoại quốc nhưng muốn kinh doanh tại Việt Nam. Hãy cùng Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia tìm hiểu ngay sau đây.
Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này….”
Qua đó, điều kiện bắt buộc để thành lập hộ kinh doanh chính là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam. Theo đó, tại khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam chính là công dân Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam nên không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
Làm thế nào để người nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh?
Trường hợp nếu người nước ngoài vẫn muốn thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo một trong hai cách dưới đây:
Nhập quốc tịch Việt Nam
Như đã tìm hiểu ở trên, người nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh tại Việt Nam phải là công dân Việt Nam. Do đó, những người này có thể làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Mục 2 Luật Quốc tịch 2008. Bên cạnh đó, cần đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Người nước ngoài cần phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng người Việt.
- Phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền cấp Thẻ thường trú.
- Thời gian thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt được tính bắt đầu từ ngày người đó nhận được Thẻ thường trú.
- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập tịch được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của họ hoặc có sự lãnh đạo của tổ chức/ cá nhân tại Việt Nam.
- Dựa theo các trường hợp tại Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP sẽ được miễn một số điều kiện nhập tịch Việt Nam.
Uỷ quyền cho công dân Việt Nam
Nếu người nước ngoài không muốn nhập tịch Việt Nam nhưng vẫn mong muốn được thành lập hộ kinh doanh tại quốc gia này thì có thể lựa chọn hình thức uỷ quyền cho công dân.
- Việc uỷ quyền này thông qua hợp đồng uỷ quyền căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.
- Trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh là người được uỷ quyền nhưng việc quản lý, điều hành và hưởng các nguồn thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là người nước ngoài. Tất cả các vấn đề này đều được nêu rõ trong hợp đồng uỷ quyền.
Do đó, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp để đảm bảo người nước ngoài có thể được chấp nhận thành lập hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Dưới đây là hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể đối với người nước ngoài đang muốn mở kinh doanh tại Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-1;
- CCCD/ Hộ chiếu do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài sau khi nhập tịch hoặc của người Việt được uỷ quyền (Bản sao công chứng/ chứng thực).
- Hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hoặc sổ đỏ (Bản sao không công chứng/ chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ theo một trong hai cách:
- Nộp trực tiếp tại UBND cấp quận/ huyện nơi đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Nộp online trên trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh/ thành phố.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận thông tin và giải quyết hồ sơ:
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh quận/huyện sẽ gửi thông báo văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại trong thời hạn quy định để tiếp tục xử lý.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?”. Mong rằng câu trả lời chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin gì về mặt pháp lý, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn và sử dụng dịch vụ ngay hôm nay.