Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài cần những gì? Ngay sau đây, Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn những vấn đề này để quá trình thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Văn phòng đại diện và chi nhánh là 02 cơ sở vừa có điểm giống, vừa có điểm khác nhau nên đôi lúc sẽ có những người hiểu lầm chúng là một. Do đó, điều kiện để thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh cũng có những quy định riêng.
- Đối với việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài ở Việt Nam, bạn có thể tìm đọc, căn cư tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của người nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Đối với việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần căn cứ vào Điều 8 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.
Nếu đáp ứng các điều kiện đã được đưa ra trong Nghị định, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh trên lãnh thổ Việt Nam.\
Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Dưới đây là chi tiết hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài cũng như thủ tục nộp hồ sơ dành cho công ty nước ngoài muốn mở rộng tại Việt Nam.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thành phần một bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu;
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (Bản sao);
- Bản sao bản báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc bản sao văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính trong năm gần nhất/ giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nơi công ty/ doanh nghiệp nước ngoài thành lập xác nhận;
- Hộ chiếu hoặc CCCD/ CMND (nếu là người Việt Nam) của người đứng đầu Văn phòng đại diện (Bản sao);
- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở văn phòng đại diện.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập thành lập văn phòng đại diện nước ngoài, dưới đây là các bước tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép thành lập.
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, chưa hợp lệ thì cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung và xem xét lần nữa, việc bổ sung được thực hiện tối đa 01 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Bước 3: Trường hợp thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tiến hành gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành (nếu có).
- Bước 4: Bộ quản lý chuyên ngành trả lời kết quả (nếu có). Bộ sẽ nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập.
- Bước 5: Cơ quan cấp phép sẽ tiến hành trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Dưới đây là chi tiết thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài và thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Hồ sơ thành lập chi nhánh
Dựa theo Điều 12 Nghị định 07/2016, hồ sơ đầy đủ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu.
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của chủ công ty nước ngoài phải được dịch thuật tiếng Việt và chứng thực theo quy định (Bản sao).
- Văn bản của thương nhân nước ngoài đã cử hoặc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (phải được dịch thuật tiếng Việt và chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam).
- Bản sao bản báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc bản sao văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính trong năm gần nhất/ giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nơi công ty/ doanh nghiệp nước ngoài thành lập xác nhận;
- Hộ chiếu hoặc CCCD/ CMND (nếu là người Việt Nam) của người đứng đầu Chi nhánh (Bản sao);
- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh.
Thủ tục thành lập chi nhánh
Thủ tục thành lập chi nhánh được hướng dẫn theo Điều 13 Nghị định 07/2016 như sau:
- Bước 1: Người nộp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, nộp trực tuyến đến Bộ công thương.
- Bước 2: Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ trong 03 ngày làm việc. Việc bổ sung được thực hiện tối đa 01 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Bước 3: Bộ Công Thương cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho công ty nước ngoài trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp phép cần phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trường hợp không phù hợp với yêu cầu, Bộ Công Thương tiến hành gửi văn bản xin ý kiến từ phía Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ phía người nộp.
- Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, Bộ quản lý chuyên ngành phải có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý.
- Bước 6: Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan cấp giấy phép sẽ cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc. Nếu không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do từ chối.
Trên đây là hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn vướng mắc hãy gọi cho chúng tôi qua hotline để được giải đáp kịp thời.