Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài đòi hỏi các yêu cầu về điều kiện chặt chẽ, nghiêm ngặt theo đúng quy định pháp luật. Bài viết dưới đây, Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện, thủ tục thành lập công ty người nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện người nước ngoài có thể thành lập công ty tại Việt Nam
Điều kiện để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây.
Điều kiện chủ thể
Người nước ngoài muốn được thành lập công ty tại Việt Nam phải đảm bảo:
- Đủ tuổi thành niên;
- Đủ năng lực hành vi dân sự;
- Sơ yếu lý lịch trong sạch, không bị truy cứu hình sự;
- Không đang chấp hành các án phạt theo quy định của pháp luật;
- Phải là người có quốc tịch thuộc thành viên WTO.
Điều kiện về ngành nghề
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề không cho phép nhà đầu tư người nước ngoài tham gia kinh doanh tại Việt Nam. Ví dụ, người nước ngoài không được phép kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải; Hay doanh nghiệp do người nước ngoài sở hữu không được phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
Điều kiện tiếp cận thị trường
Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp cần tuân thủ các cam kết Việt Nam trong Hiệp định 318/WTO/CK về phạm vi hoạt động và các dịch vụ kinh doanh được phép. Trường hợp ngành nghề đầu tư thuộc danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường, chủ đầu tư cần đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ vốn góp, hình thức đầu tư, phạm vị hoạt động kinh doanh,…
Như vậy, người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào việc bạn có đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật hay không. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ từng điều kiện trước khi đưa ra quyết định thành lập nhé.
Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài
Thành lập công ty cho người nước ngoài cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục sau đây:
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, nhà đầu tư cần tiến hành khai báo thông tin dự án trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau đó, chuẩn bị và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư của công ty;
- Hộ chiếu của nhà đầu tư (Bản sao);
- Tài liệu về dự án đầu tư;
- Văn bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng chứng minh nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính cho dự án (Bản sao);
- Nếu không xin đất hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất thì cần có bản sao hợp đồng thuê đất; hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
- Nếu dự án sử dụng công nghệ đặc thù cần giải trình chi tiết về công nghệ đó;
- Các tài liệu khác liên quan đến năng lực, điều kiện của nhà đầu tư (nếu có).
Hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận đầu tư, bạn cần nộp đến cơ quan có thẩm quyền là Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các dự án trong các khu này hoặc ở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các dự án thuộc thẩm quyền cụ thể khác.
Thời gian xử lý hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lý. Trường hợp từ chối, cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiếp tục làm hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ chi tiết của công ty;
- Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần), danh sách thành viên (đối với công ty TNHH);
- Hộ chiếu, CCCD/ CMND của cá nhân hoặc tài liệu tương đương của tổ chức (Bản sao);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp (Bản sao);
- Giấy uỷ quyền nếu nhà đầu tư uỷ quyền cho đại diện nộp hồ sơ.
Hồ sơ của bạn sẽ được xử lý trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý khi người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
Khi nhà đầu tư người ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam, cần lưu ý các quy định bắt buộc sau đây:
- Nếu là công ty cổ phần, cá nhân thực hiện chuyển nhượng nộp tờ khai thuế TNCN lên cơ quan quản lý thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng.
- Nếu là công ty TNHH, cá nhân chỉ cần nộp tờ khai thuế TNCN trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng.
- Nếu công ty nước ngoài cần phân phối bán lẻ cần làm thủ tục xin cấp phép của Bộ Công thương cấp.
- Sau khi công ty được thành lập, công ty phải mở tài khoản vốn đầu tư để nhà đầu tư có thể gửi phần vốn góp.
Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam tuy có hơi phức tạp nhưng điều này đảm bảo sự an toàn, minh bạch cho tất cả mọi người khi tham gia. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động kinh doanh tại Việt Nam một cách dễ dàng, đúng quyền lợi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.