Mở quán ăn là ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam. Để đảm bảo cơ sở kinh doanh hoạt động hợp pháp, việc xin giấy phép kinh doanh quán ăn là điều bắt buộc mà chủ cửa hàng nên biết và thực hiện. Bài viết dưới đây, Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia sẽ hướng dẫn bạn thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho quán ăn.
Mở quán ăn có cần xin giấy phép kinh doanh không?
Căn cứ theo điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ cơ sở kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không? Câu trả lời là Có.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán ăn cần điều kiện gì?
Căn cứ Điều 34 và Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân/ tổ chức muốn đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cơ sở kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh và đã có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Quán ăn phải đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được quy định tại Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010.
- Cơ sở kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ngoài ra, để được cấp giấy phép kinh doanh quán ăn, bạn cần phải thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh để đảm bảo tính hợp pháp theo pháp luật.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán ăn
Dưới đây là thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán ăn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Đăng ký cấp phép kinh doanh quán ăn theo hình thức
Hiện nay có 02 hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh quan ăn là theo doanh nghiệp và theo hộ kinh doanh. Mỗi hình thức sẽ có hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép riêng. Cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp: Hình thức này thường dành cho các cửa hàng có quy mô quán ăn lớn và dài hạn nên cần thành lập công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần. Khả năng huy động vốn cao hơn và đem đến nhiều thuận lợi hơn trong việc quản lý mối quan hệ với các đối tác kinh doanh.
- Đối với hộ kinh doanh: Hình thức kinh doanh này phù hợp cho những quán ăn nhỏ hoặc cá nhân khởi nghiệp. Chúng mang lại sự linh hoạt và tối giản hoá các quy trình rườm rà, phức tạp. Việc đăng ký này cũng giải đáp cho câu hỏi mở quán ăn nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không.
Tuỳ theo hình thức kinh doanh chủ cơ sở sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt, cấp giấy tương thích. Bạn có thể theo dõi bảng hướng dẫn dưới đây:
Hộ kinh doanh cá thể | Doanh nghiệp | |
Hồ sơ |
|
|
Nơi tiếp nhận hồ sơ | Người đăng ký nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán ăn tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh.
Thời gian xử lý trong 03 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. |
Người đăng ký nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán ăn tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/ thành phố.
Hoặc bạn có thể nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian xử lý trong 03 – 05 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. |
Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm (Căn cứ theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP):
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I đính kèm tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) phải có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm mà cơ sở sản xuất (Bản sao hợp lệ);
- Bản thuyết minh chi tiết mô tả về vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và toàn bộ nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đào tạo, tập huấn có đầy đủ kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên.
- Danh sách những người tham gia sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã tham gia đào tạo về kiến thức an toàn thực phẩm đã được chủ cơ sở xác nhận.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ cơ sở kinh doanh nộp đến cơ quan có thẩm quyền là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế để cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế và cấp giấy nếu đáp ứng đủ yêu cầu.
Xin cấp các loại giấy phép cần thiết khác
Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và ngành nghề cụ thể của quán ăn, chủ cơ sở kinh doanh sẽ tiến hành xin thêm các loại giấy phép cần thiết khác như Giấy phép xả thải; Giấy phép phòng cháy chữa cháy; Giấy phép kinh doanh thuốc lá;…
Kê khai, nộp các loại thuế theo quy mô kinh doanh
Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC (bổ sung cho khoản 2 Điều 4 của Thông tư 302/2016/TT-BTC), mức đóng lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh hàng ăn hiện nay là:
- Đóng lệ phí 300.000 đồng khi doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm;
- Đóng lệ phí 500.000 đồng khi doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm;
- Đóng lệ phí 1.000.000 đồng khi doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
Như vậy, nếu quán ăn có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm cần tiến hành đóng lệ phí môn bài, đây là nghĩa vụ cần tuân thủ theo quy định đảm bảo tính hợp pháp. Ngoài ra, khi doanh thu bán hàng đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên chủ cơ sở kinh doanh phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Trên đây là hướng dẫn cách làm giấy phép kinh doanh quán ăn chi tiết chúng tôi chia sẻ đến bạn tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu thủ tục trên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Công ty TNHH Dịch vụ công quốc gia để được hỗ trợ giải đáp thêm nhé.