Cẩm nang dành cho người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, để có được sự hợp pháp trong thời gian ở đây, người nước ngoài cần hiểu rõ các quy định về visa, giấy phép lao động, đăng ký tạm trú. Bài viết này sẽ cung cấp bạn một cẩm nang đầy đủ giúp quá trình thích nghi và làm việc tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.

Điều kiện để người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam

Khi đến Việt Nam để sinh sống, người nước ngoài cần làm thủ tục đăng ký tạm trú hoặc thường trú nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đăng ký tạm trú

Theo công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào VN, cụ thể tại Điều 31 Luật xuất nhập cảnh 2014 quy định về Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Người nước ngoài cần làm thủ tục xin chứng nhận tạm trú tại cơ quan cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài sau khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ đóng dấu chứng nhận cho phép tạm thời với thời hạn tạm trú bằng thời hạn visa. Đối với trường hợp visa có ký hiệu ĐT, LĐ thì thời hạn cư trú của người nước ngoài không quá 12 tháng và sẽ được xem xét cấp thẻ tạm trú.

Tùy vào nhu cầu bạn có thể thực hiện thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên, thẻ tạm trú sẽ được cấp khi người nước ngoài thuộc các trường hợp nằm trong luật đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Cụ thể đã được quy định tại Điều 8, Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014.

thu-tuc-cap-lai-the-tam-tru-cho-nguoi-nuoc-ngoai

Đăng ký thường trú

Đối với trường hợp người nước ngoài muốn đăng ký thường trú phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Là người được nhà nước Việt Nam khen tặng huân chương người có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
  • Người nước ngoài là người thuộc diện nhà khoa học hoặc là chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài được thân nhân là công dân Việt Nam đang thường trú tại quốc gia này bảo lãnh.

Đồng thời, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau (Căn cứ theo Điều 39, Điều 40 Luật Xuất nhập cảnh 2014):

  • Người nước ngoài đảm bảo đã có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống khi sinh sống tại Việt Nam.
  • Trường hợp người nước ngoài có thẻ tạm trú là nhà khoa học, chuyên gia muốn đăng ký thường trú tại Việt Nam phải có đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn.
  • Người nước ngoài có cha/ mẹ, vợ/ chồng hoặc con vốn là công dân Việt Nam và đang thường trú tại Việt Nam, phải tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên mới được quyền bảo lãnh.

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nếu người nước ngoài muốn sinh sống cần có giấy phép cư trú cho người nước ngoài thì khi làm việc cũng cần phải có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động đi kèm để đảm bảo tính công bằng, tính pháp lý khi làm việc tại Việt Nam.

nguoi-nuoc-ngoai-muon-sinh-song-va-lam-viec-tai-Viet-nam
Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật lao động 2019, người lao động muốn làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người nước ngoài đã đủ 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định.
  • Người nước ngoài có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
  • Đảm bảo có đủ sức khoẻ để làm việc theo quy định của Bộ Y tế.
  • Người không đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xoá án tích, hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Người có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho NLĐ nước ngoài.

 

Giấy miễn giấy phép lao động

dich-vu-xin-mien-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-1

Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, một số trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, cụ thể sau đây (Căn cứ theo Điều 154 Bộ luật lao động 2019):

  • Người nước ngoài là chủ của doanh nghiệp tư nhân.
  • Người nước ngoài là thành viên hợp danh hoặc thành viên trong Hội đồng thành viên.
  • Người nước ngoài là Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch công ty.
  • Người nước ngoài giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
  • Người nước ngoài là cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của công ty.
  • Người nước ngoài là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan/ tổ chức.

Quyền và nghĩa vụ người nước ngoài khi sống và làm việc tại Việt Nam

Khách nước ngoài nhập cảnh Việt Nam muốn sinh sống và làm việc cũng cần tuân theo quyền và nghĩa vụ mà Pháp luật Việt Nam đã quy định tại Điều 44 Luật xuất nhập cảnh 2014. Cụ thể như sau:

nguoi-nuoc-ngoai-muon-sinh-song-va-lam-viec-tai-Viet-nam-1
Quyền và nghĩa vụ người nước ngoài khi sống và làm việc tại Việt Nam

Quyền lợi người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam

“1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

d) Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;

e) Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

g) Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

h) Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;

i) Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.”

Nghĩa vụ người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam

Khi xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam, người nước ngoài đều phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Người nước ngoài phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật Việt Nam; tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc của Việt Nam.
  • Người nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh.
  • Khi đi lại cần mang theo các giấy tờ liên quan như thẻ lưu trú cho người nước ngoài và phải xuất trình khi được yêu cầu.

Nếu thường trú ở nước khác, người nước ngoài phải nộp lại thẻ thường trú tại Việt Nam.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Công Quốc Gia đã chia sẻ đến bạn thông tin về việc sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hy vọng cẩm nang này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích giúp việc định cư và làm việc diễn ra suôn sẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?